29/05/2025 03:07
Năng lượng tái tạo là các nguồn tài nguyên liên tục được tái tạo, bổ sung và gần như vô hạn, chẳng hạn: năng lượng mặt trời, gió, sóng biển, thủy triều…
Khái niệm năng lượng tái tạo thường bị nhầm lẫn với các khái niệm năng lượng xanh và năng lượng sạch. Các nguồn năng lượng tái tạo là những nguồn năng lượng có thể tái chế, năng lượng sạch là những nguồn năng lượng không thải ra các chất ô nhiễm như CO2, còn năng lượng xanh là năng lượng có nguồn gốc từ các nguồn tự nhiên. Tuy nhiên nhìn chung, hầu hết chúng đều có tác động tích cực đến môi trường, giúp giảm thiểu lượng khí thải carbon.
Các nguồn năng lượng tái tạo hiện nay rất đa dạng, bao gồm các loại phổ biến sau:
Năng lượng mặt trời là một trong những nguồn năng lượng tái tạo miễn phí lớn nhất trên hành tinh. Chúng có sẵn ở mọi nơi trên trái đất và được khai thác chủ yếu ở 2 dạng nhiệt năng và quang năng.
Nhiệt năng được khai thác để sử dụng trong các lĩnh vực như: sưởi ấm hay làm nóng nước, ví dụ như bình nước nóng năng lượng mặt trời.
Năng lượng gió là nguồn năng lượng tái tạo dồi dào, đặc biệt là ở những khu vực có không gian rộng như đồi cát, sa mạc, cánh đồng hay ven biển. Các hệ thống năng lượng gió hoạt động bằng cách sử dụng sức gió để làm quay tuabin và tạo ra điện.
Thông thường, các hệ thống điện gió sẽ có công suất rất lớn, khoảng vài chục kW trở lên. Chúng được xây dựng ở những không gian rất rộng để tạo ra một sản lượng điện lớn, đáp ứng nhu cầu sử dụng của người tiêu dùng.
Đây là nguồn năng lượng tái tạo đang dẫn đầu ở nhiều quốc gia trên thế giới, trong đó có Việt Nam. Các nhà máy thủy điện hoạt động bằng cách tận dụng sức nước để làm quay tuabin và chạy máy phát điện.
Năng lượng sinh khối là các nguồn năng lượng có nguồn gốc từ chất thải hữu cơ, bao gồm gỗ, cây cỏ, vỏ trấu, phân động vật… Khi đốt các nguồn nguyên liệu này, năng lượng sẽ được giải phóng dưới dạng nhiệt và có thể tạo điện bằng tuabin hơi nước.
Là năng lượng được tách ra từ nhiệt trong tâm của Trái Đất. Ở một số khu vực nhất định, độ dốc địa nhiệt sẽ đủ cao để có thể khai thác và tạo ra điện. Công nghệ để khai thác năng lượng này còn bị giới hạn bởi 1 vài nơi trên thế giới cũng như còn tồn tại nhiều vấn đề kỹ thuật làm hạn chế tiện ích của nó.
Là loại năng lượng tái tạo được khai thác và sử dụng ít hơn các nguồn năng lượng tái tạo khác, bởi năng lượng thủy triều có mức đầu tư tốn kém và bị giới hạn về vị trí lắp đặt. Chúng chỉ được xây dựng ở những nơi có vận tốc dòng chảy lớn hoặc thủy triều đủ cao để có thể chuyển đổi năng lượng và tạo ra điện.
Rác thải hữu cơ được tái chế không chỉ trở thành nguồn năng lượng sạch cung cấp cho nhu cầu sử dụng của con người, mà còn giúp xử lý nguồn rác thải và giảm thiểu lượng khí thải carbon gây ô nhiễm môi trường. Tuy nhiên, nguồn năng lượng này gặp phải những hạn chế về vấn đề vốn và công nghệ.
Pin nhiên liệu hydro sử dụng quá trình điện hóa để giải phóng và cung cấp năng lượng. Nhiên liệu đốt hydrogen sử dụng khí hydro làm nhiên liệu cho động cơ hoặc tuabin, trong đó hydro phản ứng với oxy để tạo ra năng lượng và nước.
Vai trò của năng lượng tái tạo có ý nghĩa rất lớn đối với đời sống kinh tế, văn hóa, xã hội của một quốc gia, bởi nó mang đến những lợi ích sau:
Như vậy với những thành tựu và lợi thế sẵn có trong phát triển năng lượng tái tạo, Việt Nam cần vượt qua những thách thức để bắt kịp xu hướng của thế giới và góp phần vào việc phát triển kinh thế theo hướng bền vững.
Là các nguồn năng lượng sẽ cạn kiệt và không thể tái tạo trong hàng ngàn năm. Bao gồm các nguồn nhiên liệu hóa thạch như than đá, khí đốt…
Tùy vào nguồn tài nguyên tái tạo mà hiệu quả khai thác năng lượng sẽ khác nhau. Có những nguồn năng lượng tái tạo dễ tiếp cận và hiệu quả hơn những nguồn năng lượng truyền thống, nhưng cũng có những nguồn năng lượng tái tạo lại bị hạn chế hơn (như hạn chế về địa điểm khai thác, hạn chế về công nghệ khai thác…). Mặc dù vậy, các nguồn năng lượng tái tạo vẫn có thể giúp ngành điện giảm tới 80% lượng phát thải ra môi trường.
Không có loại năng lượng tái tạo nào là tốt nhất, bởi việc sử dụng phụ thuộc rất nhiều vào vị trí. Ví dụ đối với năng lượng gió, các khu vực lắp đặt điện gió hiệu quả nhất sẽ là những vùng ven biển hay cao nguyên rộng lớn. Còn năng lượng thủy triều sẽ được khai thác ở các vùng biển có tốc độ dòng chảy lớn. Mỗi loại năng lượng đều có những ưu nhược điểm riêng, do đó giải pháp tốt nhất vẫn là sử dụng nhiều nguồn năng lượng cùng nhau.
Các nguồn năng lượng tái tạo sẽ không cạn kiệt, ít nhất là trong nhiều triệu năm như đối với năng lượng mặt trời. Với tính chất này, chúng sẽ là một giải pháp thay thế khả thi cho các nguồn năng lượng không tái tạo không thân thiện với môi trường.
Do các nguồn nhiên liệu hóa thạch là hữu hạn và cạn kiệt theo thời gian, nên việc chuyển sang các nguồn năng lượng tái tạo trong tương lai là rất cần thiết. Ngoài ra, lợi ích về môi trường cũng ngày càng trở nên quan trọng khi tình trạng nóng lên toàn cầu vẫn đang tiếp diễn.
Tuy nhiên, để thay thế hoàn toàn nhiên liệu hóa thạch thì đòi hỏi phải tiếp tục đổi mới các giải pháp năng lượng, giải pháp lưu trữ, đồng thời kết hợp các nguồn năng lượng với nhau để tạo ra nguồn cung ổn định.
Hi vọng với những chia sẻ trên đây về năng lượng tái tạo là gì, các loại năng lượng tái tạo, ưu nhược điểm và ứng dụng của chúng trong đời sống, SUNEMIT có thể giúp độc giả có cái nhìn tổng quan và chi tiết về nguồn năng lượng này, từ đó có động thái chuyển đổi sang các nguồn năng lượng hóa thạch để phục vụ đời sống của mình tốt hơn, đồng thời đóng góp tích cực vào công cuộc chuyển đổi xanh của đất nước và thế giới.